Tác phẩm đoạt giải lần 3

Phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật: Bài 2: Khi pháp luật bị bẻ cong

06/01/2025

Phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Bài 2: Khi pháp luật bị bẻ cong

cac-dbqh-tinh-thanh-hoa-luon-tich-cuc-chu-dong-dong-gop-y-kien-tai-cac-ky-hop-quoc-hoi-phat-huy-cao-nhat-trach-nhiem-nguoi-dai-bieu-dan-cu-5.png

Bằng những phương thức khác nhau, “nhóm lợi ích” đã thao túng, tác động vào quá trình xây dựng pháp luật nhằm đưa ra những quy định pháp luật chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người hay cục bộ, địa phương… Đây chính là hành vi lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được giao, “bẻ cong pháp luật” để trục lợi, gây hậu quả trên nhiều phương diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.

4-copy-1021.png

Tham nhũng trong xây dựng pháp luật gián tiếp “kết nối với thực thi”, rất tinh vi và là một chuỗi hành động được tính toán nhằm trục lợi “công khai” qua thực hiện các quy định “méo mó” được ban hành, gây hậu quả nặng nề, lâu dài, trên phạm vi rộng và trên nhiều phương diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Hậu quả đó có thể mang tính chất định tính xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, tác động xấu tới hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước hoặc có thể định lượng được như việc cố ý điều chỉnh câu chữ, thay đổi diện đối tượng được hưởng chính sách như giá điện ưu đãi, ban hành văn bản trái với Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ ở Bộ Công Thương làm thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng.

Tham nhũng trong xây dựng pháp luật hay tham nhũng chính sách làm gia tăng sự phân hóa và bất bình đẳng xã hội, bất công xã hội trong những “điểm nghẽn” của pháp luật… làm mất niềm tin của Nhân dân vào các giá trị tốt đẹp của đất nước.

Về kinh tế, tham nhũng trong xây dựng pháp luật là tạo điều kiện để nhóm lợi ích trục lợi trên những giá trị tài sản, đất đai, lợi nhuận, cổ phiếu hay thao túng thị trường… bằng cách đưa ra quy định làm cho môi trường kinh doanh trở nên mù mờ, thiếu bình đẳng; khó quản lý hay tạo cơ chế “xin – cho” dễ bề lách luật. Từ đó, cản trở cạnh tranh phát triển lành mạnh của doanh nghiệp, nền kinh tế trở nên ì ạch, kém hiệu quả. Các doanh nghiệp gánh nhiều chi phí bất hợp lý hoặc bỏ lỡ cơ hội mở rộng, tăng tốc phát triển.... Theo TS Nguyễn Đình Quyền, thì những quy định mang tính chất chung chung, nó là mảnh đất để những người có ý đồ cài cắm những lợi ích nhóm ở các văn bản dưới luật. Chẳng hạn như những văn bản về đấu thầu, đấu giá, xác định quyền sử dụng đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng, xin cấp và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong các dự án, cấp duyệt ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia, mua sắm tài sản công... Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật này lại thường xuyên liên quan trực tiếp đến một cơ chế gọi là “xin - cho”; “xin - cho” giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người dân và doanh nghiệp, giữa trung ương và địa phương

cac-dbqh-tinh-thanh-hoa-luon-tich-cuc-chu-dong-dong-gop-y-kien-tai-cac-ky-hop-quoc-hoi-phat-huy-cao-nhat-trach-nhiem-nguoi-dai-bieu-dan-cu-13.png

Việc để lọt những “quy định pháp luật bị bẻ cong” vào cuộc sống do tham nhũng trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật đã nuôi dưỡng hiện tượng văn hóa xã hội “chạy chọt”, “xin – cho” chính sách hay tư duy của “một nhóm người” cho rằng bằng tiềm lực tài chính, quen biết có thể tác động vào hoạt động xây dựng pháp luật để ban hành quy định cho lợi ích nhóm, nhằm trục lợi cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp… Từ đó, làm gia tăng sự phân hóa và bất bình đẳng xã hội, bất công xã hội, tạo ra những “điểm nghẽn” của pháp luật, của thể chế… làm mất niềm tin của Nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước và các giá trị tốt đẹp của đất nước.

Về an ninh quốc phòng, tham nhũng trong xây dựng pháp luật làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước; làm sai lệch bản chất chế độ, tha hóa cán bộ; đe dọa sự phát triển ổn định và phát triển bền vững của đất nước.

4-7178.png

Nhìn nhận về nguyên nhân phát sinh tham nhũng trong xây dựng pháp luật có nhiều cách tiếp cận khác nhau: từ năng lực, phẩm chất của người có chức vụ, quyền hạn, lợi ích liên quan hay từ sơ hở trong quy trình xây dựng luật chưa được chấp hành nghiêm, hay tính hình thức trong lấy ý kiến xây dựng luật… Đó là mảnh đất màu mỡ cho “nhóm lợi ích” vụ lợi, bẻ cong pháp luật, tác động để ban hành những văn bản, những quy định nhằm trục lợi.

Có thể thấy, việc nghiên cứu chính sách, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra tiếp thu giải trình và ban hành văn bản pháp luật... có việc, có lúc chưa làm đúng, làm chưa hết trách nhiệm của các chủ thể thực hiện là nguyên nhân đầu tiên phát sinh tiêu cực, chệch hướng. Thậm chí có trường hợp lợi dụng quyền hạn của mình trực tiếp chỉ đạo làm làm sai lệch quy định hay bắt tay chia chác lợi ích “tiềm ẩn” từ chính sách cho các doanh nghiệp, “nhóm lợi ích” công - tư hoặc cá nhân. Mặt khác, cơ quan thẩm định, thẩm tra ở mỗi cấp có chỗ sơ hở, thiếu thông tin, dễ dàng thông qua văn bản khi “chưa chín mùi” hoặc thông qua những văn bản bị các “nhóm lợi ích” chi phối “ngầm” về nội dung.

cac-dbqh-tinh-thanh-hoa-luon-tich-cuc-chu-dong-dong-gop-y-kien-tai-cac-ky-hop-quoc-hoi-phat-huy-cao-nhat-trach-nhiem-nguoi-dai-bieu-dan-cu-12.png

Một tồn tại lâu nay trong quy trình xây dựng văn bản pháp luật là sự tham gia của người dân hay đối tượng thụ hưởng chính sách còn hạn hẹp; tổ chức trao đổi, nghiên cứu lấy ý kiến chuyên gia hay đối tượng chịu sự tác động còn hời hợt; lấy ý kiến Nhân dân có chỗ hình thức, chưa phù hợp yêu cầu từng cấp độ văn bản; việc tổng hợp ý kiến có chỗ còn xem nhẹ… thì đây là “lỗ hổng”, là môi trường cho tham nhũng trong xây dựng pháp luật dễ phát sinh.

Mặc dù quy trình xây dựng pháp luật khoa học, chặt chẽ nhưng thực thi quy trình không nghiêm sẽ tạo cơ hội nảy sinh tham nhũng trong quá trình xây dựng pháp luật; nếu không thu hút sự tham gia thực chất của các đối tượng chịu tác động, không bảo đảm trình tự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau… thì “nhóm lợi ích” dễ dàng lợi dụng để tác động vào quá trình này, quy định có nguy cơ chệch hướng, tạo lỗ hổng cho trục lợi.

Thực tiễn cho thấy, tham nhũng trong xây dựng pháp luật hay tham nhũng chính sách xảy ra chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực, địa phương mà cơ chế kiểm soát quyền lực còn lỏng lẻo; việc tổ chức thực hiện không chặt chẽ; kỷ luật thực hiện quy trình ban hành văn bản pháp luật chưa nghiêm. Mặt khác, một số doanh nghiệp, tổ chức tìm cách tác động vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật hòng mang lợi ích tối ưu cho họ; đồng thời việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật không tiến hành thường xuyên, nghiêm ngặt, đầy đủ nhất là khi văn bản pháp luật đi vào thực thi gặp những trở ngại, vướng mắc.

Bài: Thanh Hà, Lê Hùng, Vi Hoa

Trình bày: Xuân Tùng, Trung Hiếu

-------------------

Tài liệu tham khảo:

- Hiến pháp năm 2013.

- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

- Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 196, 200, 285.

- Phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (Ngày 21 tháng 10 năm 2024).

- Công thư số 15/CTQH của Chủ tịch Quốc hội ngày 29 tháng 10 năm 2024 về đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật.

- Công thư số 17/CTQH của Chủ tịch Quốc hội ngày 11 tháng 11 năm 2024 về tiếp tục quán triệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8.

- Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam, (TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2021.

- Bài: Phòng, chống tham nhũng trong quy trình xây dựng pháp luật. (PGS, TS. Nguyễn Quốc Sửu, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội).

- PGS, TS. Nguyễn Quốc Sửu: “Phòng, chống tham nhũng và kiểm soát vận động chính sách trong quy trình xây dựng pháp luật.” Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 14.11.2022 ( https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/).

- GS-TSKH Phan Xuân Sơn: “Tham nhũng chính sách: Hậu quả lớn, trách nhiệm nhẹ”, Báo điện tử Dân Việt, ngày 12.11.2015.

- Bài “Một số vấn đề về phòng, chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” (TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ).

 

EMagazine

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội đã thấu tiếng lòng của dân

Một trong những kỳ họp để lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho muôn dân có thể kể đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đúng như chia sẻ của nhiều cử tri, đây là kỳ họp đậm ân tình đại biểu với cử tri, đặc biệt là với cử tri có hoàn cảnh khó khăn. Ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mô hình nhà nước của Việt Nam là Nhà nước dân chủ nhân dân. Những quyết sách của Quốc hội là minh chứng hùng hồn theo lời dạy của Người “lợi ích đều vì dân”.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
Theo dòng sự kiện

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội năm 2024 - một năm gặt hái nhiều thành công

Năm 2024 có thể coi là một năm “ngoại lệ”, hiếm có - một năm Quốc hội họp 6 kỳ, gồm 2 kỳ thông lệ và 4 kỳ bất thường (từ Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đến Kỳ họp bất thường lần thứ Tám) với tổng thời gian làm việc là 61,5 ngày. Trong năm, Quốc hội đã khẩn trương xử lý có hiệu quả cao hàng trăm đầu việc với phương châm, Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ, góp phần thể chế hóa, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất rất cao của Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

Nghị trường đầy ắp tiếng dân
Diễn đàn Quốc hội

Nghị trường đầy ắp tiếng dân

Đại biểu dân cử là người được Nhân dân gửi gắm quyền làm chủ của mình, quyền chính trị thiêng liêng của con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Khi và chỉ khi người đại biểu đập “nhịp đập” của cuộc sống, thực sự lắng nghe, thấu hiểu và trong tất cả các hoạt động đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng cao nhất của Nhân dân, đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nghị trường sẽ đầy ắp tiếng dân, hoạt động của cơ quan dân cử thực sự sinh động, hiệu quả thiết thực. Góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Dấu ấn văn hóa 2024
Văn hóa

Dấu ấn văn hóa 2024

Năm 2024 tiếp tục có nhiều thuận lợi, thành công song cũng không ít khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam. Nhìn lại năm cũ để hướng đến năm mới có thêm nhiều niềm vui là cách chúng ta mong ước văn hóa, nghệ thuật nước nhà thực sự trở thành mục tiêu, động lực, hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương bình yên, đáng sống, một Huế xanh, hiện đại, thông minh, hạnh phúc

Tối nay, 29.12, tại Quảng trường Ngọ Môn, thành phố Huế, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ Công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
Doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên hai con số vào những năm tới, một trong những yêu cầu cấp bách là phát triển sản xuất, chống lãng phí, trong đó phải "hồi sinh" các đại dự án từng bị đình đốn, "đắp chiếu"; đồng thời "bứt tốc" phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước... Năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước, "ngược dòng" vực dậy những dự án thua lỗ, gây lãng phí trước đây.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương đề xuất nội dung và phương án cụ thể sửa đổi các luật để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Lời Tòa soạn: Chiều 25.12, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm triển khai các Luật, Nghị quyết và công tác lập pháp trong thời gian tới. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
Chính trị

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa

Lời Toà soạn: Chiều 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội IX Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình, phát triển tương lai của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng 18.12, phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Bắc Giang sẽ thực hiện thành công việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá của cả nước
Thời sự Quốc hội

Bắc Giang sẽ thực hiện thành công việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá của cả nước

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 17.12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 ngày 28.9.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu tham dự Kỳ họp
Thời sự Quốc hội

Tập trung cao độ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 9.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: 

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

 
 
Thanh Hà, Lê Hùng, Vi Hoa (Báo Đại biểu nhân dân)

Bài viết cùng chuyên mục